PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO
Thực hiện theo kế hoạch số 21/KH-MGTH ngày 01 tháng 4 năm 2020, kế hoạch thực hiện Chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong nhà trường của trường Mẫu giáo Tân Hội.
Trường Mẫu giáo Tân Hội có 3 điểm dạy, 1 điểm chính và 2 điểm phụ. Các diểm khá khang trang, đặc biệt là điểm chính được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất của 1 trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1. Vì vậy công tác chăm sóc giáo dục trẻ là hết sức quan trọng và công tác phòng chống bạo lực học đường trong nhà trường cần phải đảm bảo.
Nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên và phụ huynh về phòng chống bạo lực học đường trong trường học, đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo tuyệt đối an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ ở trường, việc tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường, là hết sức cần thiết, chúng ta cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống bạo hành trẻ cho giáo viên, phụ huynh và cẩn tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ để phòng chống bạo lực học đường trong trường mầm non..
Trên cơ sở các lớp đã xây dựng và triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo hành; biện pháp hỗ trợ trẻ có nguy cơ bị bạo hành; biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo hành theo quy định, việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn và công tác phòng, chống bạo hành trẻ. Giáo viên thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn, phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp trong công tác phòng, chống bạo hành trẻ.
Giáo viên trò chuyện với trẻ về phòng chống bạo lực học đường
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với sự phát triển của xã hội. Tình trạng trẻ em bị ngược đãi, đánh đập, hành hạ hết sức dã man trong các cơ sở giáo dục mầm non đang là một vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối lòng người đặc biệt là các cơ sở giáo dục ngoài công lập ở những khu công nghiệp đông dân cư có nhiều công nhân sinh sống. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm đến trẻ em.
Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác, không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những trẻ em vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho trẻ và gia đình. Những trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào các hoạt động.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến việc học tập cũng như tương lai của trẻ nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, trẻ không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặc khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi phạm tội nhiều hơn những đứa trẻ khác. Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như đến giáo viên. Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội.
Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh về phòng chống bạo lực học đường
Vì vậy công tác truyền thông nâng cao nhận thức của giáo viên, cha mẹ, cộng đồng về mối nguy hiểm của bạo hành trẻ là công việc hết sức quan trọng. Giáo viên chúng ta phải giáo dục ý thức tự giác tự học trau dồi kiến thức pháp luật để vận dụng vào giảng dạy lồng ghép trong các giờ lên lớp. Tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật để phục vụ cho công tác giảng dạy cho học sinh trong trường đạt hiệu quả.
Ngoài việc tuyên truyền giáo dục kỹ năng sống, xây dựng nếp sống văn minh, ứng xử văn hoá trong nhà trường. Cần tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao lành mạnh, các trò chơi dân gian bổ ích nhất là giờ nêu gương để trẻ có hành vi tốt hơn trong cuộc sống.
Phụ huynh phải làm tốt công tác giáo dục con em mình, cần thực hiện tốt nội quy, quy chế nhà trường, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật nhà nước … Thường xuyên nhắc nhở, quản lí con em mình khi có biểu hiện tiêu cực trong lối sống, học tập, sinh hoạt bạn bè.
Tổ chức ký cam kết giữa cha mẹ học sinh với nhà trường không để xảy ra bạo lực trong trường học.Mỗi bậc cha mẹ là một tấm gương tốt về đạo đức, lối sống trong gia đình để con em noi theo. Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, dạy trẻ ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo. Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực học đường./.